Khi ký dự luật y tế thành luật, Tổng thống Mỹ Obama đã dùng tới 22 chiếc bút cho một chữ ký. Tại sao phải dùng quá nhiều bút như vậy? Sau hơn một năm tranh luận gay gắt và dường như không lối thoát tại Quốc hội, Tổng thống Mỹ hôm 23/3/2010 đã ngồi tại phòng phía đông ở Nhà Trắng và ký thành luật "Đạo luật bảo vệ bệnh nhân và cung cấp dịch vụ y tế với giá phải chăng" bằng một hành động dứt khoát với chiếc bút của mình. Rồi lại một chiếc bút khác, một chiếc khác...
Khi ký dự luật y tế thành luật, Tổng thống Mỹ Obama đã dùng tới 22 chiếc bút cho một chữ ký. Tại sao phải dùng quá nhiều bút như vậy?
Sau hơn một năm tranh luận gay gắt và dường như không lối thoát tại Quốc hội, Tổng thống Mỹ hôm 23/3 đã ngồi tại phòng phía đông ở Nhà Trắng và ký thành luật "Đạo luật bảo vệ bệnh nhân và cung cấp dịch vụ y tế với giá phải chăng" bằng một hành động dứt khoát với chiếc bút của mình. Rồi lại một chiếc bút khác, một chiếc khác...
Người đứng đầu nước Mỹ đã dùng tổng cộng 22 chiếc bút để phê chuẩn dự luật y tế bước ngoặt. Có vẻ như Tổng thống Obama đang mắc phải một trường hợp của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không chẩn đoán được hoặc Nhà Trắng cần nguồn cung cấp văn phòng phẩm tốt hơn.
Thực ra, Tổng thống Obama đang tôn trọng triệt để truyền thống Washington. Việc sử dụng nhiều bút để ký điều luật quan trọng đã tồn tại từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt và hiện giờ là một trong những thói quen hơi phù phiếm của chính phủ.
Lý do căn bản của việc dùng nhiều bút khá đơn giản.
Chiếc bút dùng để ký một dự luật thành luật thì bản thân đã trở thành một món đồ lịch sử. Tổng thống càng dùng nhiều bút để ký thì ông càng có nhiều món quà cảm ơn để trao tặng cho những người giúp tạo nên văn bản lịch sử.
Nhà Trắng thường chạm khắc chiếc bút và tặng vật lưu niệm này cho những nhân vật đề xướng hay ủng hộ chủ chốt cho luật mới được phê chuẩn.
Một trong những chiếc bút lịch sử có khắc chữ ký của Obama trên thân bút. (Ảnh Twitpic)
Khi Tổng thống Lyndon Johnson ký thành luật Đạo luật về quyền công dân, ông đã sử dụng hơn 75 chiếc bút và tặng một trong số đó cho Martin Luther King. Thượng nghị sĩ Hubert Humphrey và Everett McKinley Dirksen cũng nhận được mỗi người một chiếc bút vì đã giúp dự luật được Quốc hội thông qua.
Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton dùng 4 chiếc bút để phê chuẩn dự luật bác bỏ từng phần - vốn cho phép Tổng thống bác bỏ một vài phần đơn lẻ của dự luật chứ không phải tất cả.
Tuy nhiên, làm thế nào mà một Tổng thống lại ký tên với được nhiều chiếc bút như vậy. Liệu chữ ký của ông có bị đứt đoạn hay run run không? Nếu chữ ký quá ngắn thì làm sao dùng hết từng đó bút?
"Tôi đã tập ký tên thật chậm", Tổng thống Obama nói đùa hồi tháng 1/2009 khi phê chuẩn một đạo luật và sử dụng tới 7 chiếc bút.
Một khi đã được trao tặng, những chiếc bút lịch sử có thể được trưng bày trong viện bảo tàng hoặc được cất ở nơi trang trọng tại văn phòng hoặc nơi ở của người được tặng.
Tuy nhiên, đôi khi nó cũng được đem ra sử dụng, giống như trong cuộc tranh cử tổng thống 2008, ứng viên John McCain đã dùng chiếc bút được Tổng thống Ronald Reagan tặng để gạt một số đặc quyền đặc lợi cho các quan chức khỏi ngân sách liên bang.
Tuy nhiên, không phải tổng thống nào cũng dùng nhiều bút để ký một chữ ký.
Tổng Thống George W.Bush chỉ dùng một cây bút để phê chuẩn và sau đó tặng vài chiếc bút không sử dụng. Thậm chí là Đạo luật An ninh nội địa nổi tiếng cũng chỉ có một đường mực. Khi mọi việc trôi qua, có tin đồn rằng Tổng thống đã cất cho riêng mình chiếc bút này.
|
Tuesday, 28 October 2014
OBAMA: 1 CHỮ KÝ - 22 CÂY BÚT
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment