Sunday, 2 March 2014

Tại sao Bitcoin quan trọng? Tương lai nào cho Bitcoin?


Bitcoin. ​

Bitcoin là một cái tên được nhắc đến rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Loại tiền tệ được tạo ra từ các thuật toán máy tính đã thu hút được nhiều sự chú ý của thế giới nhờ giá trị đang tăng liên tục, song song đó là những vấn đề pháp lý liên quan. Vậy tại sao Bitcoin lại quan trọng đến như thế và tương lai nào cho loại tiền tệ còn non trẻ này? Bạn Nguyễn Hoàng Huy đã dịch lại một bài viết của tác giả Marc Andreessen đăng trên trang New York Times để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chuyện này.​
Thông tin: Marc Andreessen là người đồng sáng lập ra Andreessen Horowitz, một công ty nổi tiếng chuyên về đầu tư vốn phiêu lưu (venture capital). Được CNET xếp thứ nhất trong danh sách các nhà đầu tư có ảnh hưởng nhất 2011. Họ đã từng đầu tư vào Twitter, Skype, Facebook, Tumblr, Zanga, Airbnb, Lytro, Jawbone, Foursquare, Intagram…

Bitcoin là kết quả của hai thập kỉ nghiên cứu và phát triển

Một công nghệ bí ẩn mới xuất hiện, dường như là cũng chẳng biết từ đâu, nhưng thật sự nó chính là kết quả của hai thập kỉ nghiên cứu và phát triển miệt mài bởi các nhà nghiên cứu.

Cuối cùng thì các sản phẩm đại trà, các công ty và các ngành công nghiệp cũng đã mọc lên để kinh doanh với nó; ảnh hưởng của nó trở nên sâu sắc; và sau đó, nhiều người tự hỏi tại sao họ không thấy được sự hiển nhiên trong lời hứa hẹn lớn lao của nó ngay từ đầu.

Tôi đang nói về công nghệ gì? Máy vi tính cá nhân năm 1975, mạng lưới Internet năm 1993, và—tôi tin—Bitcoin năm 2014.

Một người có thể đổ lỗi rằng Bitcoin là một chủ đề chưa được nhiều người khai phá, song khoảng cách giữa báo chí và nhiều người bình thường (về chuyện họ nghĩ Bitcoin là gì) vẫn còn quá lớn. Trong bài này, tôi sẽ giải thích tại sao Bitcoin hiện tại đang có rất nhiều lập trình viên và doanh nhân từ Thung Lũng Silicon (nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực công nghệ) chú ý đến nó, và những tiềm năng tương lai của Bitcoin.

Đầu tiên, ở cấp độ nền tảng nhất, Bitcoin là một sự đột phá trong computer science. Nó được xây dựng trên một nền tảng 20 năm nghiên cứu về tiền tệ mật mã (cryptographic currency) nói riêng, và 40 năm nghiên cứu về mật mã học (cryptography) nói chung, bởi hàng ngàn nhà nghiên cứu khắp thế giới.

Bitcion là giải pháp thực tế đầu tiên cho một vấn đề nan giải trong thế giới vi tính, vấn đề đó được gọi là (the) Byzantine Generals Problem. Định nghĩa về vấn đề BGP này được trích ra từ văn bản gốc như sau:

Nói tóm lại, the BGP đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để tạo ra được sự tin cậy giữa đôi bên song phương trong một môi trường (nơi những đối tác thường là không quen biết nhau) như Internet?

Giải pháp thực tế Bitcoin đưa ra cho chúng ta, trước đây chưa từng có, một phương cách giúp cho một người dùng Internet có thể chuyển giao một mảnh tài sản điện tử tới một người dùng khác, sự chuyển giao này được bảo đảm an toàn và bảo mật, mọi người trong mạng lưới sẽ biết rằng giao dịch đó đã diễn ra, và không ai có thể thách thức tính cách hợp lệ của giao dịch. Những hệ quả của sự đột phá này khó lòng có thể được nhấn mạnh quá mức.

Những loại tài sản điện tử nào có thể được chuyển giao thông qua cách này? Hãy nghĩ tới những chữ kí điện tử, chìa khóa điện tử, sở hữu điện tử của những tài sản vật lý chẳng hạn như xe hơi và nhà cửa, cổ phiếu, trái phiếu điện tử… và tiền điện tử.

Tất cả giao dịch này đều được trao đổi thông qua một mạng lưới tín nhiệm được phân bố, nó không yêu cầu hay phải dựa vào một cơ quan trung gian trung tâm chẳng hạn như một ngân hàng hay một đại lý. Tất cả được diễn ra theo một phương cách mà chỉ có chủ nhân của tài sản đó mới có thể gửi đi được, và chỉ đúng người nhận mới nhận được, tài sản chỉ có thể tồn tại ở một nơi tại một thời điểm, và tất cả mọi người đều có thể xác minh tính hợp lệ của các transactions và sự sở hữu của tất cả tài sản bất cứ khi nào họ muốn.

Quyển sổ cái (ledger) Bitcoin là một cơ chế thanh toán mới. Bất kì một người nào trên thế giới cũng có thể trả cho một người khác bất cứ khoản giá trị bitcoin đơn giản chỉ bằng cách chuyển giao sự sở hữu của khoanh tương ứng trong sổ cái. Đặt giá trị vào, chuyển giao nó, người nhận lấy giá trị ra, không cần đến thẩm quyền, và trong nhiều trường hợp, không tốn phí.

Câu cuối cùng cực kì quan trọng. Bitcoin là hệ thống thanh toán toàn cầu đầu tiên, nơi các giao dịch diễn ra hoặc là hoàn toàn không tốn phí, hoặc là tốn rất ít phí (có thể xuống thấp đến phần trăm của một cent). Các cơ chế thanh toán hiện tại thu phí khoảng 2 đến 3 phần trăm – đó là đang nói về các nước phát triển. Tại rất nhiều nơi khác, hoặc là không hề có được những cơ chế thanh toán hiện đại đó hoặc là mức phí cao hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau. Thêm vào đó, không có chargebacks*, điều này làm cho nó trở nên giống như tiền mặt theo nghĩa đen, nếu bạn có tiền, bạn có thể chi tiền, nếu bạn không có, bạn không thể. Điều này chưa bao giờ tồn tại dưới hình thức điện tử trước đây.

*chargeback xảy ra khi một khách hàng (có thể là gian dối) (đã mua hàng, bằng thẻ tín dụng) yêu cầu công ty thẻ tín dụng trả lại tiền cho mình, (có thể là với một lý do giả dối). Vì các công ty tín dụng thông thường muốn bảo vệ người mua hơn người bán nên thường là sẽ tin vào lời khai của người mua và họ sẽ thực hiện yêu cầu của khách hàng đó, kết quả là người bán vừa mất tiền, vừa mất hàng. Vấn đề này xảy ra khá nhiều đối với những doanh nghiệp nào nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Bitcoin là một loại tiền tệ điện tử, giá trị của nó được trực tiếp dựa trên hai điều: sự sử dụng của hệ thống thanh toán ngày hôm nay, và sự đầu cơ/đầu tư vào sự sử dụng trong tương lai của cơ chế thanh toán. Nói tới đây nhiều người sẽ thấy khó hiểu. Không phải đồng tiền tệ Bitcoin có sẵn một giá trị tự ý nào đó rồi người ta mới bắt đầu trao đổi với nó; mà là người ta có thể trao đổi với Bitcoin (bất cứ đâu, không có lừa đảo, không lệ phí, hoặc lệ phí rất thấp) và vì thế, nó có giá trị.

Có lẽ nó đúng ngay tại thời điểm này khi giá trị của đồng tiền tệ Bitcoin được dựa trên sự đầu cơ/đầu tư hơn là khối lượng giao dịch, nhưng cũng hoàn toàn đúng khi sự đầu cơ/đầu tư đang thiết lập ra được một mức giá đủ cao cho dòng tiền tệ khiến thanh toán đã trở nên có thể thực hiện được trong thực tế. Dòng tiền tệ Bitcoin phải đáng giá như thế nào đó trước khi nó có thể gánh vác bất kì khối lượng thanh toán thực tế. Đây cũng chính là một vấn đề kinh điển “gà và trứng” với những công nghệ mới: Công nghệ mới không đáng giá gì nhiều cho tới khi nó rất đáng giá. Và vì thế sự kiện Bitcoin đã tăng giá, một phần là do đầu cơ/đầu tư, đang biến sự hữu dụng của nó thành một thực tế, thực tế này đến nhanh hơn nhiều nếu nó là ngược lại.

Một số nhận xét phản đối Bitcoin

Nhiều nhà bình luận nhận xét rằng hiện tại vẫn có rất ít người tiêu dùng bình thường và doanh nghiệp nào sử dụng bitcoins, những nhận xét kiểu này cũng đã từng được đưa ra để phản đối máy tính cá nhân và Internet trong những năm tháng đầu tiên của chúng. Mỗi ngày, càng có nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp mua, bán, và sử dụng Bitcoin, trên toàn thế giới. Con số tổng quát vẫn còn khá nhỏ, nhưng nó đang phát triển rất nhanh. Và càng ngày những công cụ, công nghệ hỗ trợ Bitcoin càng phát triển khiến nó càng tiện lợi và dễ dàng sử dụng hơn.

Nhận xét cho rằng các doanh nghiệp sẽ không chấp nhận Bitcoin là bởi vì tình trạng biến động thất thường lên xuống của đồng tiền cũng không chính xác. Bitcoin có thể được dùng hoàn toàn như một hệ thống thanh toán; doanh nghiệp không cần phải giữ bất kì đồng bitcoins nào trong một khoảng thời gian nào. Bất kì một người tiêu dùng và một doanh nghiệp nào cũng có thể đổi Bitcoin ra tiền địa phương hay những đồng tiền khác bất cứ lúc nào họ muốn.

Tại sao một doanh nghiệp – online hay offline – lại muốn nhận thanh toán bằng Bitcoin, mặc dù hiện tại con số người tiêu dùng muốn trả bằng bitcoins là khá nhỏ? Chris Dixon bạn tôi gần đây mới đưa ra một ví dụ:

“Giả sử như bạn buôn bán đồ điện tử online. Tỉ suất lợi nhuận của những công ty này thường dưới 5 phần trăm, có nghĩa là mức phí payment (Visa, Mastercard…) 2.5 phần trăm thông thường đã ngốn hết một nửa. Số tiền đó có thể được tái đầu tư vào doanh nghiệp, trả về cho người tiêu dùng, hay bị đánh thuế. Trong tất cả những sự lựa chọn đó, tốn 2.5 phần trăm cho các ngân hàng chỉ để di chuyển những con số vòng quanh Internet là sự lựa chọn tệ nhất có thể. Một thách thức khác mà các doanh nghiệp gặp phải chính là thu nhận tiền thanh toán từ quốc tế. Nếu bạn đang thắc mắc tại sao những sản phẩm hay dịch vụ bạn yêu thích không thể mua được ở nước bạn, câu trả lời thường liên quan đến thanh toán.”

Thêm vào đó, Bitcoin đặc biệt thu hút các doanh nghiệp bởi vì nó loại bỏ được những rủi ro gian lận thẻ tín dụng. Hình thức gian lận này đã tạo ra động lực khiến rất nhiều tội phạm hoạt động không biết mệt mỏi cố gắng tìm cách ăn cắp thông tin cá nhân của người tiêu dùng và số thẻ tín dụng.

Trong cơ chế hoạt động của Bitcoin, người nhận tiền không biết được thông tin gì từ người gửi, những thông tin có thể được dùng để ăn cắp tiền của họ trong tương lai, bởi chính doanh nghiệp đó hay bởi một tội phạm đã ăn cắp được thông tin người dùng từ doanh nghiệp đó.

Gian lận thẻ tín dụng là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, các trung tâm xử lý dữ liệu và các ngân hàng, đến nỗi nhiều cơ chế nhận dạng gian lận đã được đưa vào sử dụng, nó sẽ ngăn chặn ngay bất kì một transaction nào có vẻ khả nghi, dù chỉ là một tí xíu. Như một kết quả, nhiều doanh nghiệp online đã bắt buộc phải chịu mất đi 5 đến 10 phần trăm số lượng hàng order mà đáng lẽ họ đã có thể nhận mà không sợ gì cả nếu khách hàng trả bằng Bitcoin, nơi những gian lận trên là không thể xảy ra, dẫn đến tỉ suất lợi nhuận có thể tăng lên đáng kể.

Những đặc tính chống gian lận của Bitcoin còn mở rộng sang thế giới ngoài đời. Ví dụ như,Target, một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất nước Mỹ gần đây đã không phải bị hackers cướp mất 70 triệu tài khoản tín dụng của khách hàng. Cách nó xảy ra như sau:

Bạn vào một cửa hàng và bắt đầu chọn hàng xong rồi đẩy xe ra quầy thu ngân giống như bình thường. Nhưng thay vì cà thẻ, bạn lấy chiếc điện thoại iPhone hay Android của mình ra và chụp lại cái QR code được hiển thị trên màn hình. Cái QR code đó chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết để bạn có thể gửi bitcoins cho Target, bao gồm luôn số tiền tổng cộng. Bạn bấm vào nút “Xác nhận” trên điện thoại của mình và thủ tục thanh toán hoàn tất (bao gồm luôn việc đổi tiền đô la từ tài khoản ngân hàng của bạn sang bitcoins, nếu bạn chưa có bitcoins).

Target vui vẻ vì nó nhận được tiền dưới dạng bitcoins; nó có thể đổi số bitcoins này sang đô la ngay lập tức nếu nó muốn, và nó cũng không tốn một đồng nào (hoặc tốn rất ít) cho phí giao dịch; bạn vui vẻ vì không có cách nào cho hackers cướp tiền của bạn hay thông tin cá nhân của bạn; chỉ có tội phạm là không vui nhất.

Cuối cùng, tôi muốn nói về nhận xét được một số nhà phê bình đưa ra cho rằng Bitcoin là thiên đường cho bọn tội phạm, khủng bố dùng làm công cụ chuyển tiền một cách ẩn danh. Điều này là hoang đường, được tuyên truyền hầu như bởi thế giới truyền thông đầy cảm tính và một sự thiếu sót trong hiểu biết về công nghệ. Gần như giống với email, dấu vết của nó vẫn có thể được truy tìm, Bitcoin là pseudonymous (có tính chất giả danh), không phải anonymous (có tính chất ẩn danh). Hơn nữa, mỗi transaction trong mạng lưới Bitcoin đều được ghi nhận vĩnh viễn trong blockchain, tất cả đều có thể xem thấy được. Dẫn đến kết quả là Bitcoin thậm chí còn dễ dàng hơn cho các cơ quan hành luật truy tìm dấu vết hơn tiền mặt, vàng hay kim cương.

Tương lai nào cho Bitcoin?

Bitcoin là một ví dụ điển hình của hiệu ứng mạng lưới, một vòng lặp tính cực. Càng có nhiều người sử dụng Bitcoin, Bitcoin càng có giá trị cho tất cả những ai dùng nó, và những người đến sau càng có thêm khích lệ sử dụng công nghệ này. Bitcoin chia sẻ chung một đặc điểm của hiệu ứng mạng lưới với mạng lưới điện thoại, Internet, và những dịch vụ Internet nổi tiếng như eBay và Facebook.

Nói rõ hơn, Bitcoin là một hiệu ứng mạng lưới bốn-chiều:
  1. Người tiêu dùng chi trả bằng bitcoins
  2. Doanh nghiệp nhận thanh toán bằng bitcoins
  3. Các thợ đào (miners), những người xử lý và xác thực tất cả transactions và vì thế cho phép toàn bộ mạng lưới Bitcoin có thể tồn tại
  4. Những nhà phát triển và các doanh nhân đang tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới đặt trên nền móng Bitcoin
Khắp Thung Lũng Silicon và vòng quanh trái đất, hàng ngàn lập trình viên đang sử dụng Bitcoin như một nền tảng cho một lăng kính vạn hoa của những sản phẩm/dịch vụ mới, những ý tưởng trước đây không thể thực hiện được. Và tại công ty venture captital (công ty chuyên đầu tư vốn phiêu lưu vào những startups) của chúng tôi, Andreessen Horowitz, chúng tôi hiện thấy được con số các doanh nhân xuất sắc đang tăng vọt, đang thành lập ra những công ty dựa trên nền tảng Bitcoin.

Một trong những lĩnh vực khổng lồ và hiển nhiên có thể được nhận thấy ngay lập tức cho những sáng kiến có nền tảng Bitcoin chính là dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Mỗi ngày, hàng trăm triệu người có mức thu nhập thấp phải đi làm những công việc nặng nhọc ở nước ngoài để kiếm tiền gửi về cho thân nhân quê nhà – tổng cộng hơn 400 tỉ đô la mỗi năm, căn cứ theo World Bank (Ngân Hàng Thế Giới). Mỗi ngày, các ngân hàng và các công ty chuyển tiền thu được những con số khủng khiếp tiền phí, lên đến 10 phần trăm và thậm chí đôi khi cao hơn, để chuyển đi số tiền này.

Chuyển sang Bitcoin, người gửi sẽ không tốn phí hoặc tốn rất ít, và số tiền được dư ra này sẽ cải tiến đáng kể cuộc sống của những công nhân nhập cư và gia đình của họ. Thật sự, khó có thể nghĩ ra được một điều gì đó có khả năng ảnh hưởng nhanh hơn và tích cực hơn lên rất nhiều người trong những đất nước nghèo nhất thế giới.

Hơn nữa, Bitcoin có thể trở thành một lực lượng lớn giúp rất nhiều người khắp thế giới tiếp cận được một hệ thống kinh tế hiện đại. Hiện nay chỉ có khoảng 20 đất nước khắp thế giới có được cái mà chúng ta xem là một hệ thống thanh toán và hệ thống ngân hàng hiện đại; phần 175 nước còn lại vẫn còn một con đường dài để đi. Kết quả là, nhiều người ở các nước đó bị loại trừ khỏi những sản phẩm/dịch vụ và những người phương Tây chúng tôi xem là bình thường. Thậm chí Netflix, một dịch vụ hoàn toàn trên mạng, chỉ có mặt trên khoảng 40 nước. Bitcoin, một hệ thống thanh toán toàn cầu, ai cũng có thể sử dụng bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào, có thể trở thành một chất xúc tác mạnh mẽ để nới rộng nhiều lợi ích của một cơ chế kinh tế hiện đại đến hầu như mọi người trên hành tinh.

Và thậm chí là ở Hoa Kỳ này, một vấn đề dai dẳng từ lâu đã được lên tiếng đó là mức phí cực kì cao dành cho những người không có tài khoản ngân hàng phải trả cho những dịch vụ tài chính căn bản. Bitcoin có thể đi thẳng vào vấn đề đó, bằng cách làm cho nó dễ dàng hơn, đưa ra những dịch vụ giá rất rẻ cho những người nằm ngoài hệ thống tài chính truyền thống.

Một trường hợp thứ ba khác cũng không kém phần lý thú đó chính là micropayments (tạm dịch: thanh toán vi mô), những khoản thanh toán cực nhỏ. Thanh toán vi mô trước đây chưa từng làm được, mặc cho 20 năm cố gắng, bởi vì nó không có tính hiệu quả để chạy những khoản thanh toán nhỏ (dưới một đô la, một xu, hay thậm chí nhỏ hơn một xu) thông qua các hệ thống ngân hàng credit/debit hiện tại.

Bỗng nhiên, với Bitcoin, nó trở nên dễ dàng và bình thường. Một bitcoin có thể chia nhỏ thành một trăm triệu đơn vị, hiện tại thì như vậy, nhưng trong tương lai sẽ còn nhiều hơn thế nữa, có thể nói khả năng chia nhỏ của nó là vô hạn. Nên bạn có thể chỉ định một khoản tiền cực nhỏ, chẳng hạn như một phần ngàn của một xu, và gửi nó cho người khác miễn phí (như gửi một email) hoặc gần như miễn phí.

Hãy nghĩ về chuyện hoạch định tài chính cho nội dung, chẳng hạn. Một trong những lý do khiến các công ty truyền thông chẳng hạn như một tờ báo mạng gặp khó khăn để thu tiền cho nội dung của mình là bởi vì họ cần phải thu hoặc là tất cả (trả phí đăng kí xem tất cả nội dung) hoặc là không thu được gì hết (dẫn đến tất cả mấy cái banner quảng cáo khó chịu khắp nơi trên mạng). Bỗng nhiên, với Bitcoin, đã có được một cách hiệu quả để thu phí: những khoản tiền rất nhỏ để đọc mỗi bài viết, hoặc là một chuyên mục, hoặc là theo giờ, hoặc cho mỗi video clip, hoặc mỗi lần vào xem, hoặc mỗi một thông báo….

Một tiềm năng khác của thanh toán vi mô đó là chống spam, thư rác. Những hệ thống email trong tương lai và những mạng xã hội có thể từ chối nhận thư hay tin nhắn trừ khi nó được kèm theo một khoản bitcoins tí hon – tí hon đủ để không làm người gửi bận tâm, nhưng đủ lớn để làm thoái chí bọn spammers, ngày nay chúng có thể gửi đi không biết bao nhiêu tỉ tin rác vô bổ miễn phí mà không ai làm làm gì được.

Cuối cùng, một trường hợp thú vị khác đó là những khoản chi công cộng. Ý tưởng này lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của tôi trong một bài báo vài tháng trước. Một thanh niên ngẫu nhiên đã giơ một tấm bảng đã in sẵn QR code và dòng chữ “Gửi cho tôi Bitcoin!” xuất hiện trong một chương trình truyền hình thể thao. Anh đã nhận được $25,000 (25 ngàn đô la) tiền Bitcoin trong vòng 24 tiếng, tất cả từ những người anh chưa bao giờ gặp. Lần đầu tiên trong lịch sử bạn có thể thấy một người giơ lên một tấm bảng, trực tiếp hay gián tiếp trên TV hay trong một bức ảnh, rồi gửi cho họ tiền chỉ với hai nút bấm trên điện thoại.

Hãy nghĩ về những ứng dụng cho những phong trào biểu tình. Hôm nay những người biểu tình muốn lên TV để mọi người có thể biết về chuyện của họ. Ngày mai họ sẽ muốn lên TV bởi vì đó là cách họ gây quỹ, bằng cách giơ lên những tấm bảng và mọi người khắp thế giới những ai đồng cảm có thể gửi cho họ tiền ngay lập tức. Bitcoin là một giấc mơ công nghệ tài chính đã trở thành sự thật thậm chí là cho những nhà tổ chức chính trị chống tư bản cứng rắn nhất.

Những năm sắp tới đây sẽ là một giai đoạn thú vị và đầy kịch tính xoay quanh công nghệ mới này.

Ví dụ như, một số nhà kinh tế nổi bật hiện nay vẫn còn đang sâu sắc nghi ngờ Bitcoin, thậm chí Ben Bernanke, cố chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve), gần đây đã viết rằng tiền điện tử như Bitcoin “có thể mang lại nhiều hứa hẹn về lâu dài, đặc biệt là nếu những sáng kiến này đưa ra những giải pháp thanh toán nhanh hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.” Và vào năm 1999, nhà kinh tế huyền thoại Milton Friedman đã nói:

Các nhà kinh tế đang tấn công Bitcoin ngày hôm nay có thể đúng, nhưng tôi thì theo phe của Ben và Milton.

Nhưng tôi hy vọng rằng tôi đã lược sơ qua cho bạn về một sự hứa hẹn lớn lao của Bitcoin. Cách xa khỏi một câu chuyện cổ tích libertarian đơn thuần hay đơn giản chỉ là một hoạt động hô hào từ Thung Lũng Silicon, Bitcoin cung cấp một viễn cảnh cơ hội bao la để tái hình dung về cách mà một hệ thống tài chính có thể và nên hoạt động thế nào trong kỉ nguyên Internet, và là một chất xúc tác để tái định hình hệ thống đó một cách mãnh liệt hơn cho những cá nhân nói riêng và những doanh nghiệp nói chung.

Ảnh: PerfectHue

No comments:

Post a Comment